Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt là tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè. Trong điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp và an tòan vệ sinh thực phẩm chưa được chú trọng thì số ca mắc bệnh tiêu chảy vẫn là con số đáng kể. Tuy nhiên không phải lúc nào và không phải ai cũng bị tiêu chảy. Sở dĩ như vậy là do cơ chế tự bảo vệ của từng người khác nhau ví dụ như do tăng nhu động ruột

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt là tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè.

 

Trong điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp và an tòan vệ sinh thực phẩm chưa được chú trọng thì số ca mắc bệnh tiêu chảy vẫn là con số đáng kể. Tuy nhiên không phải lúc nào và không phải ai cũng bị tiêu chảy. Sở dĩ như vậy là do cơ chế tự bảo vệ của từng người khác nhau ví dụ như do tăng nhu động ruột; tác động của vi sinh vật ở ruột; độ acid ở dạ dày….Cơ thể tăng nhu động ruột nhằm tống nhanh chất độc ra ngòai để bảo vệ, do đó nếu dùng các thuốc giảm nhu động ruột, tức là giữ chất độc lại trong ruột, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa niêm mạc ruột với chất độc nên bệnh sẽ nặng thêm, kéo dài thêm.

 

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy rất nhiều ( do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, rối loạn hấp thu, do bệnh ở các cơ quan khác….) và triệu chứng chính của bệnh là đi ngòai phân lỏng, từ  3 lần / ngày ( lượng phân lớn và nhiều nước ). Tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường gặp nhất là do vi khuẩn và độc tố của chúng.

 

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn : Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn có thể chia làm hai lọai :

  • Ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella typhi murium; Salmonella enteritidis…., là bệnh thường gặp nhất và lây qua đường tiêu hóa do ăn thức ăn bị nhiễm Salmonella.
  • Ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẳn trong thức ăn và chính độc tố này chính là yếu tố gây bệnh ( như độc tố tụ cầu vàng, Clostridium perfrigens….)

 

Tiêu chảy với hội chứng lỵ : Căn nguyên là do Shigella, Escherichia Coli ( E.Coli gây bệnh lý ruột; E.Coli độc tố xâm nhập ruột; E.Coli độc tố gây chảy máu ruột), Yesinia Enterocolica ( nguồn bệnh từ nước, thức ăn bị ô nhiễm), Campylobacter jejuni…..

Tiêu chảy dạng tả : do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Bệnh gây dịch và nguồn lây chủ yếu là từ  nước và thức ăn.

 

Việc điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn chủ yếu là bù nước và điện giải, do vậy phải đánh giá chính xác tình trạng mất nước và điện giải. Trong trường hợp tiêu hóa bình thường, ruột non vừa hấp thụ vừa tiết các chất dịch và điện giải. Khi bị tiêu chảy thì một lượng lớn dịch không hấp thu và được thải ra ngoài dưới dạng phân lỏng. Nếu mất dịch dưới 5% trọng lượng cơ thể, người bệnh sẽ bị khát nước; mất trên 5% trọng lượng cơ thể, da người bệnh bắt đầu nhăn, mắt trũng, huyết áp hạ, giảm niệu hay vô niệu; nếu mất nước lên đến 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc, dẫn đến tử vong. Nước và điện giải bị mất được bù bằng các dung dịch uống có chứa Na, K, glucose. Bù nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp mất nước quá nặng, khi người bệnh không uống được do nôn nhiều hay hôn mê. Việc truyền dịch chỉ nên tiến hành theo chỉ định của bác sĩ ở bệnh viện.

 

Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân) hoặc những bệnh nhân có tổn thương đáp ứng miễn dịch, người già, trẻ em. Tùy theo căn nguyên mà sử dụng kháng sinh thích hợp.

 

Điều may mắn là hiện nay đã có các biện pháp điều trị hiệu quả và đơn giản có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do tiêu chảy. Liệu pháp bù nước và điện giải theo đường uống bằng các sản phẩm bù muối nước pha chế sẳn theo công thức của WHO và UNICEF được WHO khuyến cáo dùng vì tính hiệu quả, an tòan, dễ sử dụng, dễ tìm và không đắt tiền. Hiện nay trên thị trường rất phổ biến loại thuốc bù nước và điện giải pha chế sẳn dùng theo đường uống là ORESOL (1 gói pha trong 1000ml nước) và ORESOL-II ( 1 gói pha trong 200ml nước – mùi hương cam), nếu chưa có ORESOL có thể dùng cháo muối ( 50 g gạo đun nhừ thêm 4g muối cho 1 lít nước cháo )

Phòng bệnh tốt nhất là bảo đảm vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch……nếu có những dấu hiệu của bệnh thì cần phải bù nước hoặc đến cơ sở y tế, không được tự ý dùng các thuốc chống tiêu chảy vì sẽ càng khó khăn cho công tác điều trị.

Nguyễn Thành Long

Thông Tin Khác

Gợi Ý Sản Phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oresol-II

Oresol-II

Quy CáchHộp 40 gói x 4,15 g

Dược phẩm EnteroGran

EnteroGran

Quy CáchHộp 10 gói x 1g & Hộp 20 gói x 1g

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Triple BIFIDUS

Triple BIFIDUS

Quy CáchHộp 20 gói x 3g

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CORDYCEPS

CORDYCEPS

Quy CáchViên 500 mg, hộp 60 viên

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BIO SUBTILIS

BIO SUBTILIS

Quy CáchGói 1 gam, Hộp 25 gói.

Website đang hoạt động thử nghiệm!